Luật sư bào chữa

Chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cướp tài sản

Chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cướp tài sản sẽ giúp vụ án được sáng tỏ, giúp tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ quan điều tra như ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa,…Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý độc giả các thông tin chi tiết về thủ tục, công việc Luật sư cần phải làm để bào chữa cho thân chủ mình.

Thuê Luật sư bào chữa Tội cướp tài sản
Thuê Luật sư bào chữa Tội cướp tài sản

Tội cướp tài sản thì đối mặt với hình phạt nào?

Căn cứ Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội cướp tài sản quy định như sau:

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc TÙ CHUNG THÂN nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Xem thêm:  Phạm tội cướp tài sản có tổ chức thì bị xử lý như thế nào?

Những nội dung công việc luật sư thực hiện khi bào chữa cho bị can cướp tài sản?

Quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia bào chữa

Vai trò luật sư bào chữa cướp tài sản

Công việc của luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự được thực hiện thông qua các quyền hạn và nghĩa vụ pháp luật quy định để tiến hành bào chữa cho thân chủ: 
  • Gặp gỡ bị can để trao đổi, hướng dẫn cho bị can thực hiện quyền của bị can trong giai đoạn tạm giam hoặc bị khởi tố;
  • Tham gia buổi hỏi cung, đối chất… để bảo đảm tính khách quan và an toàn cho thân chủ;
  • Thực hiện các quyền khiếu nại, kiến nghị để bảo vệ thân chủ trong giai đoạn điều tra;
  • Yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ hoặc tự mình thu thập chứng cứ để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ;
  • Tham gia các phiên tòa với tư cách người bào chữa;
  • Trình bày, phản biện các luận điểm để bảo vệ thân chủ;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phí luật sư tham gia bào chữa trong vụ án cướp tài sản?

Khi tham gia bào chữa trong vụ án cướp tài sản phí Luật sư của mỗi vụ án sẽ khác nhau:

  • Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án;
  • Phụ thuộc vào hoàn cảnh của gia đình bị cáo; phụ thuộc vào nhân thân bị cáo.

Thủ tục cần thực hiện để luật sư tham gia bào chữa

Để đăng ký bào chữa cho người được bào chữa thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa PHẢI ĐĂNG KÝ BÀO CHỮA.

Khi tiến hành đăng ký bào chữa Luật sư PHẢI XUẤT TRÌNH CÁC GIẤY TỜ sau:

  • Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực;
  • Giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
  • Trường hợp luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý thì xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
Các công việc cần thực hiện để Luật sư tham gia bào chữa
Các công việc cần thực hiện để Luật sư tham gia bào chữa

Trường hợp Luật sư được chỉ định bào chữa quy định tại Điều 76 BLTTHS 2015 thì Luật sư xuất trình các giấy tờ sau:

  • Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực;
  • Văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa,

Cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015;
  • Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

  • Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của BLTTHS 2015 từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của BLTTHS 2015;
  • Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Luật sư bào chữa vụ án cướp tài sản sẽ hỗ trợ thân chủ thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh vô tội hoặc tình tiết giảm nhẹ tội. Chí phí luật sư bào chữa được ấn định và thỏa thuận giữa hội đồng luật sư tư đó thỏa thuận với khách hàng theo quy định pháp luật. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hình sự hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự hãy liên hệ hotline 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan luật sư bào chữa có thể bạn quan tâm:

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 118 bài viết