Luật Hành Chính

Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Đối Với Người Chưa Thành Niên

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính về tội gây rối công cộng
Trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính về tội gây rối công cộng

>>Xem thêm:Hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?

Khi người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính, có thể:

– Bị xử lý vi phạm hành chính (biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn);

– Áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính (nhắc nhở, quản lý tại gia đình);

– Hoặc có thể bị xử phạt hành chính (hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).

1. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

a. Cảnh cáo

Quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”.

Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

b. Phạt tiền

Áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mức phạt tối đa bằng một nửa mức tiền áp dụng đối với người thành niên. Nếu người chưa thành niên không có tiền để nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

c. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Biện pháp này được áp dụng đối với người chưa thành niên trong những trường hợp sau đây:

  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiện của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành bi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi hai lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

d. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Biện pháp này được áp dụng đối với:

  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành bi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người tử đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự., mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi hai lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

2. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

a. Nhắc nhở

Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.

Biện pháp nhắc nhở: được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính nếu:

  • Vi phạm hành chính theo quy địn bị phạt cảnh cáo.
  • Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản. Biện pháp này được áp dụng đối với:

  • Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
  • Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp này:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đóng trụ sở.
  • Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan đề nghị có trụ sở.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

b. Quản lý tại gia đình

Biện pháp quản lý tại gia đình: áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi hai lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhệm hình sự nếu:

  • Người thực hiện hành vi tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
  • Có môi trường tốt thực hiện biện pháp này.
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú.

phap-luat-ve-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Căn cứ theo khoản 2 Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng. Thủ tục áp dụng đối với biện pháp này trải qua tuần tự các bước sau:

  • Xem xét đề nghị lập hồ sơ, đồng thời thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ từ nơi khác gửi đến;
  • Trưởng Công an cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
  • Tổ chức cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét quyết định áp dụng biện pháp.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra một trong các quyết định sau đây:

Một là, quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

Hai là, quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

Ba là, quyết định quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng theo đường dây nóng 1900 63 63 87 để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết

2 thoughts on “Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Đối Với Người Chưa Thành Niên

  1. Avatar
    Hoàng says:

    Nội dung “Phạt tiền áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mức phạt tối đa bằng một nửa mức tiền áp dụng đối với người thành niên”. Phiền quý anh/chị có thể cho tôi xin cơ sở pháp lý của nội dung này với ạ. Trân trọng./.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn! Cơ sở pháp lý của nội dung “Phạt tiền áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mức phạt tối đa bằng một nửa mức tiền áp dụng đối với người thành niên”: Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *