Luật Doanh Nghiệp

Thủ Tục Yêu Cầu Hủy Phán Quyết Trọng Tài Thương Mại

Cơ sở để hủy phán quyết trọng tài

Theo Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM) thì căn cứ để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là khi:

a. Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Những vấn đề về thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của LTTTM.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

b. Thành phần Hội đồng trọng tài (HĐTT), thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của LTTTM. Cụ thể là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại, giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

c. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

d. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

Hủy phán quyết của trọng tài thương mại theo đúng quy định pháp luật

đ. Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Đối với phán quyết của trọng tài nước ngoài, các phán quyết, quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và thi hành ở Việt Nam trong các trường hợp quy định tại Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS).

Và Tòa án chỉ hủy toàn bộ phán quyết trọng tài khi toàn bộ phán quyết vi phạm điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM. Nếu phán quyết có nhiều phần, nhưng chỉ có một phần của phán quyết vi phạm điểm đ khoản 2 Điều 68, còn các phần khác của phán quyết không vi phạm, trong khi phần phán quyết có vi phạm điểm đ khoản 2 Điều 68 độc lập với các phần khác của quyết định thì không được hủy toàn bộ phán quyết mà chỉ hủy phần phán quyết vi phạm đó khi Tòa án đã căn cứ vào khoản 7 Điều 71 Luật TTTM, tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót trong tố tụng, nhằm loại bỏ căn cứ hủy phán quyết, nhưng Hội đồng trọng tài không thực hiện được.

Thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Chủ thể có quyền nộp: đương sự trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 LTTTM.

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính quy định tại Điều 70 LTTTM. Đặc biệt đơn yêu cầu phải kèm theo theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp, nếu không chứng minh được Tòa án sẽ không chấp nhận.

Riêng yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với lý do phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.thì không bắt buộc cung cấp chứng cứ mà lúc này Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Tòa án phải chủ động thu thập chứng cứ chứng minh và bảo vệ các đối tượng, các lợi ích đó. Điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại đã ghi rõ:

“…Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba…”

Các bước atiến hành hủy phán quyết trọng tài thương mại

Chủ thể có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết: Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.Trong tố tụng trọng tài, phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành, không có trình tự xét xử phúc thẩm và không có trình tự giám đốc thẩm.

Thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Căn cứ Điều 71 LTTTM thì sau khi nhận đơn và xét thẩm quyền giải quyết Tòa án thụ lý đơn yêu cầu và thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp biết về việc đã thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Phiên họp xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Xét đơn yêu cầu: Tại phiên họp Tòa án xem xét nội dung yêu cầu chứ không xét xử lại nội dung tranh chấp đã được Hội đồng trọng tài giải quyết, không đánh giá quyền, nghĩa vụ của hai bên tranh chấp là đúng hay sai, mà chỉ xét lại dưới góc độ tố tụng như thẩm quyền, thủ tục tố tụng, thành phần hội đồng trọng tài. Khi quyết định Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.

Hệ quả của thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Kết quả: Ban hành quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài.

Đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài thì các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Đối với quyết định không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi về vấn đề Thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *