Luật Doanh Nghiệp

Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp được chia làm nhiều loại theo mỗi tiêu chí khác nhau như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần… Trong số đó, có một khái niệm đặc biệt, đó là doanh nghiệp nhà nước. Vậy doanh nghiệp nhà nước là gì? Doanh nghiệp nhà nước có gì khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác?

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo quy định

>>> Xem thêm:  Căn cứ xác định doanh nghiệp nước ngoài và hệ quả pháp lý khi được xác định là doanh nghiệp nước ngoài

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 và Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thi các doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 1), bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
  • Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau:

  • Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Một số đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
  • Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  • Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
  • Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  • Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước.

So sánh doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, về sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm toàn bộ vốn điều lệ hoặc sở hữu phần lớn cổ phần trong khi đó doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân.

Thứ hai, về quy mô: Doanh nghiệp nhà nước: quy mô lớn, tập trung vào những ngành then chốt.

Doanh nghiệp tư nhân: quy mô từ nhỏ đến lớn, phân tán trên nhiều loại ngành nghề khác nhau.

Thứ ba, về quản lý tài chính: Doanh nghiệp nhà nước: chịu sự quản lý, điều tiết, giám sát của cơ quan chủ quản.

Doanh nghiệp tư nhân: tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính theo chế độ tài chính, kế toán

Thứ tư, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước sẽ được ưu tiên về điều kiện chính sách, ưu tiên về vấn đề công nghệ, bao cấp, được chậm nộp thuế thậm chí có thể sẽ miễn thuế, hoãn nợ.

So sánh doanh nghiệp của tư nhân và của nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ có những quyền lợi thế hơn rất nhiều trong việc thực hiện tiếp cận vốn vay nước ngoài, khi mà đa số phần lớn vay nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam dành riêng cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.  Doanh nghiệp nhà nước cũng hoàn toàn có ưu thế trong vị trí tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh phát triển.

Thứ năm, về chất lượng dịch vụ:

Bởi vì nói cách khác thu nhập duy nhất hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân là từ vị trí khách hàng nên doanh nghiệp tư nhân buộc phải liên tục thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và chất lượng ưu đãi chăm sóc khách hàng (tiếp đón, cung cách phục vụ, hậu mãi, bảo hành, khuyến mãi, trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất. Còn doanh nghiệp nhà nước quản lý những ngành xương sống với những điều kiện khắt khe. Do đó, doanh nghiệp tư nhân thường phục vụ tốt hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề doanh nghiệp nhà nước là gì? Trường hợp có bất kỳ nội dung nào thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư Phan Mạnh Thăng qua số hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

4.5 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

2 thoughts on “Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

  1. Avatar
    Bình says:

    LS đã giải thích rất rõ về DN nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn nội dung tôi chưa xác định được trong giải thích ở trên. Cụ thể, công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của 1 tổ chức đảng, đoàn thể có phải doanh nghiệp nhà nước hay không?

  2. Avatar
    Huỳnh Tân Xuyên says:

    Rất cảm ơn những chia xẻ trên của Luật sư. Ls có thể nói rõ hơn cho tôi biết : công ty cổ phần khi Nhà nước chiếm trên 50 % vốn điều lệ thì trở thành doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, về lợi thế so với trước đây (khi vẫn là công ty cổ phần có vốn NN chi phối) có khác gì không? về tiếp cận vốn đầu tư từ ngân sách co thuận lợi hơn hay không? về cơ chế tiền lương cho người lao động có được vận dụng chính sách gì để tốt hơn cho người lao động không? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *