Luật Doanh Nghiệp

Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hộ Bí Mật Kinh Doanh

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Khoản 4 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ 2005 Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  • Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa;
  • Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Tổng quan các quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh

2. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ (Điều 84 LSHTT 2005). Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
  • Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh (Điều 85 LSHTT 2005). Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

  1. Bí mật về nhân thân;
  2. Bí mật về quản lý nhà nước;
  3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
  4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

3. Cách thức thực hiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Bao gồm hai cách thức bảo hộ bí mật kinh doanh:

Thứ nhất, bảo hộ tự động.

Thứ hai, bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế. Đối với cách thức này sẽ trải qua các bước sau:

a)Tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập;

Thủ tục tiến hành bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật

b) Cục tiếp nhận, kiểm tra đơn.

Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu thì tiếp nhận đơn, trao bản tờ khai cho người nộp đơn.

Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện).

c) Cục thẩm định hình thức đơn

Đơn được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Đối với đơn chưa hợp lệ:

  • Cục gửi thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.
  • Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối thì Cục ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và hoàn trả các khoản phí, lệ phí theo quy định

d) Cục công bố đơn hợp lệ

Đơn hợp lệ được Cục công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

e) Cục thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (khi có yêu cầu)

Người có yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định. Tùy từng trường hợp, Cục ra một trong các thông báo sau: Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ; Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

f) Cấp Bằng độc quyền sáng chế

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Nếu đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

  1. Hồ sơ thực hiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Khoản 1 Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm những hồ sơ sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
Hồ sơ cần thiết để thực hiện bảo hộ bí mật kinh doanh
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  1. Chi phí thực hiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BKHCN quy định về thu phí và lệ phí của Cục Sở hữu trí tuệ như sau:

“8.2. Thu phí, lệ phí

a) Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành bất kỳ thủ tục nào khác, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định (lập phiếu báo thu).

Cục Sở hữu trí tuệ lập 02 liên biên lai thu phí, lệ phí làm chứng từ nộp phí, lệ phí có ghi rõ các khoản và mức phí, lệ phí đã thu, trong đó 01 liên cấp cho người nộp phí, lệ phí và 01 liên lưu vào hồ sơ đơn để phục vụ việc thẩm định hình thức đơn.

b) Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn phải nộp bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí cùng hồ sơ đơn.

c) Nếu phí, lệ phí chưa được nộp đủ theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn.”

Mức chi phí cụ thể được quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

  1. Thời gian thực hiện hổ sơ bảo hộ bí mật kinh doanh

Bao gồm:

Thẩm định hình thức đơn: là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và điểm 13.8 khoản 3 Điều 1 Thông tư 05/2013/TT-BKHCN. Bao gồm các nội dung sau theo điểm 15.6 khoản 15 Điều 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN:

  • Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
  • Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
  • Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Thẩm định nội dung đơn: 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng chế kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn).

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi về vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *