Luật Dân sự

Thủ tục ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài

Thủ tục ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài là thủ tục cần thiết đảm bảo người có nghĩa vụ không trốn tránh các nghĩa vụ mình cần phải thực hiện trước người có quyền, trước pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền. Vậy cần làm thủ tục nào để có thể ngăn chặn khẩn cấp người người có nghĩa vụ bỏ trốn, hồ sơ cần những gì, qua bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể các vấn đề đã nêu.

 

Ngăn chặn người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài bằng biện pháp cấm xuất cảnh
Ngăn chặn người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài bằng biện pháp cấm xuất cảnh

 

>>Xem thêm:Thủ tục kiện đòi lại đất khai phá trước khi đi xuất cảnh

 

Quy định về xuất cảnh của công dân Việt Nam

 

Theo khoản 1 Điều 2 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

 

Để thực hiện xuất cảnh, công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nhất định, quan trọng nhất là điều kiện:

 

  • Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
  • Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
  • Không nằm trong các trường hợp bị cấm hoặc tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 4, Điều 36 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

CSPL: khoản 1 Điều 33 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

Biện pháp ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩa vụ trốn ra nước ngoài

 

Việc áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh phải có căn cứ chứng minh
Việc áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh phải có căn cứ chứng minh

 

Người có nghĩa vụ là ai?

Theo Điều 274 Bộ luật dân sự 2015,  nghĩa vụ là việc một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) mà:

  • Chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá;
  • Thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 36 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, người có nghĩa vụ là người có nghĩa vụ trước Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Biện pháp ngăn chặn khẩn cấp

Dựa trên khoản 13 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khoản 3 Điều 36 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, biện pháp ngăn chặn khẩn cấp để người có nghĩa vụ không bỏ trốn ra nước ngoài là cấm xuất cảnh.

Biện pháp này được áp dụng khi:

  • Có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
  • hoặc để đảm bảo thi hành án.

Thủ tục ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩa vụ bỏ trốn

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thẩm quyền thực hiện

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn khẩn cấp tạm thời là Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khoản 3 Điều 37 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

Hồ sơ cần thiết

Người yêu cầu nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Bên cạnh đơn yêu cầu, người yêu cầu cũng phải nộp các giấy tờ tùy thân, các bằng chứng cho thấy việc xuất cảnh của người có nghĩa vụ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

Trình tự, thủ tục ngăn chặn

  • Sau khi người yêu cầu nộp hồ sơ cho Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu
  • Tòa án có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh theo khoản 1 Điều 39 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
  • Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩ vụ trốn ra ngước ngoài. Trường hợp người đọc có thắc mắc liên quan tới bài viết hoặc có các khó khăn/nhu cầu cần tư vấn về pháp luật dân sự, tranh chấp dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợtư vấn. Xin cảm ơn.

 

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết