Luật Dân sự

Thủ tục định giá lại trong vụ án dân sự

Thủ tục định giá lại trong vụ án dân sự là những bước được thực hiện khi có căn cứ về việc kết quả định giá tài sản là không phù hợp với giá thị trường hoặc có cơ sở cho rằng Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan.

Định giá lại trong vụ án dân sự

>>Xem thêm: Phân biệt thủ tục định giá và thẩm định giá trong vụ án dân sự

Quy định của pháp luật về định giá lại

Khoản 5 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.

Quy định này nhằm tạo cơ chế dân chủ, công khai khi có khiếu nại, tố cáo trong việc định giá tài sản.

Mời bạn đọc tham khảo: Hướng dẫn cách yêu cầu tòa án xác định giá trị tài sản đang tranh chấp

Quy trình thẩm định giá lại trong vụ án dân sự

Quy trình định giá lại tài sản

>>Xem thêm: Hướng giải quyết đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Quy định về thẩm định giá lại được quy định cụ thể hơn trong Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014, cụ thể là tại Điều 18.

Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự trong các trường hợp sau đây:

  • Có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá;
  • Có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan.

Trường hợp có căn cứ nêu trên thì Tòa án đang giải quyết vụ án dân sự tiến hành định giá lại tài sản.

LƯU Ý:

  • Nếu Toà án cấp phúc thẩm đang giải quyết vụ việc dân sự mà phải định giá lại tài sản, thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ việc đó tiến hành định giá lại tài sản.
  • Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực hiện.

Thủ tục thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại tài sản thực hiện như Hội đồng định giá:

  • Tòa án phải xác định tài sản cần định giá lại, cơ quan chuyên môn có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng định giá lại.
  • Trên cơ sở đó, Toà án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp cử người đại diện làm Chủ tịch Hội đồng định giá lại.
  • Các cơ quan chuyên môn khác có thẩm quyền cử người có trình độ chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá lại tham gia làm thành viên Hội đồng định giá.
  • Sau khi nhận được văn bản cử người tham gia Hội đồng định giá lại, Thẩm phán giải quyết vụ việc phải kiểm tra những người được cử có thuộc các trường hợp phải thay thế hay không.
  • Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày Toà án nhận được công văn cử người tham gia Hội đồng định giá lại tài sản của cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn, Tòa án ra Quyết định định giá lại tài sản.

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết: Thủ Tục Thẩm Định Giá Tài Sản Trong Vụ Án Dân Sự

Chi phí định giá lại

Chi phí định giá lại tài sản trong vụ án dân sự

Chi phí định giá tài sản là số tiền chi trả cho việc định giá tài sản trong giải quyết vụ việc dân sự.

Điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản như sau:

  • Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá tài sản theo quyết định của Tòa án.
  • Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

Theo đó, người yêu cầu định giá lại tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí này.

  • Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá lại tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
  • Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá lại tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục định giá lại tài sản. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết